ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CẨM PHẢ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Công ty cổ phần Thiết bị điện Cẩm Phả (dưới đây gọi là “Công ty”) được thành lập theo Luật doanh nghiệp và theo Quyết định số 2065/QĐ-BCN ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt chuyển Công ty Chế tạo Thiết bị điện Cẩm Phả thành Công ty cổ phần Thiết bị điện - TKV;
2. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Thiết bị điện Cẩm Phả được xây dựng trên cơ sở:
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;
- Điều lệ mẫu áp dụng cho các Công ty đại chúng ban hành kèm theo Thông tư số: 121/2012/TTBCT ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng;
3. Điều lệ sửa đổi được Hội đồng Quản trị thông qua Biên bản số 1053/BB-HĐQT ngày 23 tháng 10 năm 2017 thừa ủy quyền tại Nghị quyết số 650/2017/NQ-ĐHĐCĐ ngày 12 tháng 4 năm 2017 Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 Công ty cổ phần Thiết bị điện Cẩm Phả.
4. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của Công ty cổ phần Thiết bị điện Cẩm Phả. Thay thÕ Điều lệ sửa đổi đã ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2017. Các quy định của Công ty, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị khi được thông qua một cách hợp lệ, phù hợp với luật pháp và Điều lệ này, sẽ là những quy tắc và quy định ràng buộc để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ, thuật ngữ trong Điều lệ
1. Trừ trường hợp các điều khoản hoặc ngữ cảnh của Điều lệ này quy định khác, những thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như được quy định dưới đây:
a) "Hội đồng" có nghĩa là Hội đồng quản trị của Công ty được viết tắt là “HĐQT”.
b) "Địa bàn kinh doanh" có nghĩa là phạm vi địa lý thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
c) “Vốn điều lệ” có nghĩa là vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và quy định tại điều 5 của Điều lệ này.
d) "Luật doanh nghiệp" có nghĩa là Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014.
e) "Ngày thành lập" có nghĩa là ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
f) "Pháp luật" là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
g) "Cán bộ quản lý" có nghĩa là Giám đốc điều hành, Phó giám đốc điều hành, Kế toán trưởng, và các vị trí quản lý khác trong Công ty được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
h) "Những người có liên quan" có nghĩa là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào được quy định trong Điều 4, khoản 17 của Luật doanh nghiệp; Điều 6, khoản 34 của Luật Chứng khoán.
i) "Cổ đông" có nghĩa là mọi tổ chức hay cá nhân được ghi tên trong Sổ đăng ký cổ đông của Công ty với tư cách là người sở hữu cổ phiếu.
j) "Thời hạn hoạt động" có nghĩa là thời hạn hoạt động của Công ty được quy định tại Điều 2 của Điều lệ này và thời gian gia hạn được thông qua bằng một nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
k) "Việt Nam" có nghĩa là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong Điều lệ này, bất kỳ một tham chiếu nào tới bất kỳ một điều khoản hoặc văn bản nào sẽ bao gồm cả những sửa đổi hoặc văn bản thay thế của chúng. Trường hợp các văn bản pháp quy điều chỉnh các nội dung liên quan đến Điều lệ này bị sửa đổi, bổ sung, thay thế thì những nội dung liên quan trong Điều lệ này sẽ được thực hiện theo nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế của văn bản pháp quy đó. Đại hội đồng cổ đông lần gần nhất sau đó phải sửa lại Điều lệ cho phù hợp.
3. Các tiêu đề (chương, điều của Điều lệ này) được sử dụng nhằm thuận tiện cho việc hiểu nội dung và không ảnh hưởng tới nội dung của Điều lệ này.
4. Các từ hoặc thuật ngữ được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp, Luật dân sự (nếu không mâu thuẫn với chủ thể hoặc ngữ cảnh) sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này.
Điều 2. Tên, hình thức, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và thời hạn hoạt động của Công ty
1. Tên công ty:
a) Tên đăng ký hợp pháp bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CẨM PHẢ
b) Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là: CAMPHA ELECTRICAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY.
c) Tên giao dịch của Công ty là: VEE
2. Công ty có biểu tượng riêng như sau:
3. Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
4. Công ty là Công ty Liên kết với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, do Tập đoàn chi phối thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty.
Ngoài các quy định trong Điều lệ này, Công ty có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty Liên kết với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo Điều lệ của Tập đoàn và các quy chế quản lý trong nội bộ Tập đoàn mà “Công ty là một đơn vị thành viên liên kết ”.
5. Trụ sở đăng ký của Công ty:
- Địa chỉ: Số 822 Đường Trần Phú - Phường Cẩm Thạch- Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: 0203.3862.038
- Fax: 0203.3863 037
- E-mail: info@veecp.com
- Website: http://veecp.com
6. Giám đốc điều hành là đại diện theo pháp luật của Công ty.
7. Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi luật pháp cho phép.
8. Trừ khi chấm dứt hoạt động theo Điều 50 của Điều lệ này, thời hạn hoạt động của Công ty sẽ bắt đầu từ ngày thành lập và là vô thời hạn.
Điều 3. Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh của Công ty
1. Mục tiêu của Công ty là, tối đa hoá các khoản lợi nhuận hợp lý cho Công ty, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động và không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
2. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty là:
2.1 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện.
- Chế tạo máy biến áp điện lực, biến áp đo lường, biến dòng đo lường, bảng điện có điện áp đến 220 kV.
- Chế tạo các trạm điện trọn bộ có điện áp đến 35 kV.
- Chế tạo các trạm biến áp phòng nổ có điện áp đến 10 kV.
- Chế tạo các tủ điều khiển phòng nổ, các trạm từ phòng nổ có điện áp đến 10 kV.
- Chế tạo các loại máy cắt, cầu dao, cầu chì có điện áp đến 220 kV.
2.2 Sản xuất các thiết bị điện khác.
Chi tiết: Chế tạo các thiết bị điện phòng nổ điện áp đến 10kV.
- Áp tô mát phòng nổ.
- Khởi động từ phòng nổ.
- Cầu dao phòng nổ.
- Quạt gió phòng nổ.
- Biến tần, khởi động mềm phòng nổ.
- Tủ đo đếm điện năng phòng nổ.
- Rơ le phòng nổ.
- Đèn chiếu sáng phòng nổ.
- Hộp nút bấm phòng nổ.
- Sản xuất các phụ tùng điện từ gra phít.
2.3 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.
- Sản xuất các phụ tùng xe máy từ cao su.
2.4 Sản xuất các cấu kiện kim loại.
- Gia công, chế tạo các sản phẩm kết cấu thép.
2.5 Lắp đặt hệ thống điện.
- Xây lắp trạm và đường dây điện thế đến 220 kV.
2.6 Sửa chữa thiết bị điện.
- Sửa chữa các thiết bị điện có điện áp đến 220 kV.
- Sửa chữa các thiết bị điện phòng nổ có điện áp đến 10 kV.
2.7 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh, thí nghiệm các thiết bị điện có điện áp đến 220 kV.
2.8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.
2.9 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
- Nhà nghỉ.
Điều 4. Phạm vi kinh doanh và hoạt động
1. Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp và Điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.
2. Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được pháp luật cho phép và được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Chương II:
VỐN ĐIỀU LỆ, CỔ PHẦN, CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP
Điều 5. Vốn điều lệ, cổ phần, cổ đông sáng lập
1. Vốn điều lệ:
a) Vốn điều lệ của Công ty là: 101.858.200.000 đồng VNĐ (bằng chữ: Một trăm linh một tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn). Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 10.858.200 cổ phần với mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phần.
b) Công ty chỉ có thể tăng vốn điều lệ khi Đại hội đồng cổ đông thông qua phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Cổ phần:
a) Các cổ phần của Công ty vào ngày thông qua Điều lệ này đều là cổ phần phổ thông, kể các các cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Các quyền và nghĩa vụ kèm theo cổ phần phổ thông được quy định tại Điều 11, Điều 12 của Điều lệ này.
b) Công ty có thể phát hành các loại cổ phần ưu đãi khác sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với các quy định của pháp luật.
c) Công ty có thể phát hành cổ phần với giá trả góp thành nhiều đợt. Kỳ đến hạn trả góp và số tiền trả định kỳ phải được xác định tại thời điểm phát hành cổ phần.
3. Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của Công ty. Tên, địa chỉ, số lượng cổ phần và các chi tiết khác của các cổ đông sáng lập được nêu tại phụ lục đính kèm Điều lệ này.
4. Chào bán cổ phần:
a) Cổ phần phổ thông phải được ưu tiên chào bán cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của họ trong Công ty, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quy định khác. Công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần, trong thông báo phải nêu rõ số cổ phần được chào bán và thời hạn đăng ký mua phù hợp (chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần) để cổ đông có thể đăng ký mua. Số cổ phần cổ đông không đăng ký mua hết sẽ do Hội đồng quản trị Công ty quyết định. Hội đồng quản trị có thẻ phân phối số cổ phần đó cho các đối tượng theo các điều kiện và cách thức mà Hội đồng quản trị thấy là phù hợp, nhưng không được bán số cổ phần đó theo các điều kiện thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ động hiện hữu, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận khác hoặc trong trường hợp cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán theo phương thức đấu giá.
b) Trường hợp Công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại Công ty thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 124.2 Luật doanh nghiệp.
5. Công ty có thể mua cổ phần do chính Công ty phát hành theo những cách thức được quy định trong Điều lệ này và pháp luật hiện hành. Cổ phần phổ thông do Công ty mua lại là cổ phiếu quỹ và HĐQT có thể chào bán theo những cách thức phù hợp với quy định của Điều lệ này và Luật chứng khoán và văn bản hướng dẫn liên quan.
6. Công ty có thể phát hành các loại chứng khoán khác khi được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 6. Chứng nhận cổ phiếu, sổ đăng ký cổ đông
1. Cổ đông của Công ty được cấp chứng nhận cổ phiếu tương ứng với số cổ phần và loại cổ phần sở hữu.
2. Chứng nhận cổ phiếu phải có dấu của Công ty và chữ ký của đại diện theo pháp luật của Công ty theo các quy định tại Luật doanh nghiệp. Chứng nhận cổ phiếu phải ghi rõ số lượng và loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ, họ và tên người nắm giữ và các thông tin khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3. Trong kỳ hạn 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển quyền sở hữu cổ phần theo quy định của Công ty hoặc trong thời hạn hai tháng (hoặc có thể lâu hơn theo điều khoản phát hành quy định) kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần theo như quy định tại phương án phát hành cổ phiếu của Công ty, người sở hữu cổ phần sẽ được cấp chứng nhận cổ phiếu. Người sở hữu cổ phần không phải trả cho Công ty chi phí in chứng nhận cổ phiếu hoặc bất kỳ một khoản phí gì.
4. Trường hợp chứng nhận cổ phiếu bị hỏng hoặc bị tẩy xóa hoặc bị đánh mất, mát cắp hoặc bị tiêu hủy, người sở hữu cổ phiếu đó có thể yêu cầu được cấp chứng nhận cổ phiếu mới với điều kiện phải đưa ra bằng chứng về việc sở hữu cổ phần và thanh toán mọi chi phí liên quan cho Công ty.
5. Chứng chỉ trái phiếu hoặc chứng chỉ chứng khoán khác của Công ty (trừ các thư chào bán, các chứng chỉ tạm thời và các tài liệu tương tự), sẽ được phát hành có dấu và chữ ký mẫu của đại diện theo pháp luật của Công ty, trừ trường hợp mà các điều khoản và điều kiện phát hành quy định khác.
6. Sổ đăng ký cổ đông:
a) Công ty lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ ngày đăng ký kinh doanh. Cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi khác có thể được đăng ký vào các sổ khác nhau. Sổ đăng ký cổ đông ít nhất phải có các nội dung sau:
- Tên, trụ sở Công ty.
- Tổng số cổ phần được quyền phát hành, loại cổ phần được quyền phát hành và tổng số cổ phần được quyền phát hành của từng loại.
- Tổng số cổ phần đã phát hành từng loại và giá trị vốn của cổ phần đã góp.
- Tên cổ đông được sắp xếp theo vần chữ cái, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
b) Sổ đăng ký cổ đông có thể được lập và lưu trữ bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử hoặc cả hai. Sổ đăng ký cổ đông có thể được lưu trữ tại trụ sở Công ty hoặc nơi khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả cổ đông biết. Các cổ đông có quyền xem xét và nhận được bản sao danh sách cổ đông Công ty trong giờ làm việc tại nơi lưu giữ sổ đăng ký cổ đông.
Điều 7. Chứng chỉ chứng khoán khác
Chứng chỉ trái phiếu hoặc các chứng chỉ chứng khoán khác của Công ty (trừ các thư chào bán, các chứng chỉ tạm thời và các tài liệu tương tự) được phát hành có dấu và chữ ký mẫu của đại diện theo pháp luật của Công ty.
Điều 8. Chuyển nhượng cổ phần
1. Tất cả các cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ khi Điều lệ này và pháp luật có quy định khác. Cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được chuyển nhượng theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Cổ phần chưa được thanh toán đầy đủ không được chuyển nhượng và hưởng các quyền lợi liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền nhận cổ phiếu phát hành để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, quyền mua cổ phiếu mới chào bán.
3. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty
4. Trong vòng 3 năm kể từ ngày thành lập, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông của Công ty. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác. Trường hợp chuyển nhượng số cổ phần này cho những người không phải là cổ đông sáng lập thì cần phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cỏ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận cổ phần đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.
5. Trừ khi Hội đồng quản trị có quy định khác (phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp), tất cả các cổ phần ghi danh chuyển nhượng đều có thể thực hiện thông qua việc chuyển nhượng bằng văn bản theo cách thông thường, hoặc theo bất kỳ cách nào mà HĐQT có thể chấp nhận và cũng có thể chỉ là trao tay. Cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch phải được chuyển nhượng thông qua Sở giao dịch chứng khoán phù hợp với các quy định và quy chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán. Giấy tờ chuyển nhượng được ký bởi (hoặc thay mặt) bên chuyển nhượng và bởi (hoặc thay mặt) bên nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp cổ phiếu đã được thanh toán đầy đủ). Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được ghi vào sổ đăng ký cổ đông, (trừ trường hợp bên chuyển nhượng ủy quyền cho bên nhận chuyển nhượng tham dự Đại hội cổ đông diễn ra trong thời gian đó theo quy định tại Luật doanh nghiệp).
6. Trong trường hợp một cổ đông bị chết hoặc cổ đông được cơ quan chức năng của nhà nước có thẩm quyền thông báo là mất tích, những người thừa kế hoặc những người quản lý tài sản của người chết hoặc mất tích sẽ được Công ty thừa nhận là người (hoặc những người) duy nhất có quyền hoặc hưởng lợi đối với cổ phần, những quy định này không giải tỏa tài sản của cổ đông đã chết, đã mất tích khỏi mọi trách nhiệm gắn liền với bất kỳ cổ phần nào mà người đó nắm giữ.
Điều 9. Thu hồi cổ phần
1. Trường hợp cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền phải trả mua cổ phiếu, Hội đồng quản trị thông báo và có quyền yêu cầu cổ đông đó thanh toán số tiền còn lại cùng với lãi suất trên khoản tiền đó và những chi phí phát sinh do việc không thanh toán đầy đủ gây ra cho Công ty theo quy định.
2. Thanh toán nêu trên phải nêu rõ thời hạn thanh toán mới (tối thiểu là 7 ngày kể từ ngày gửi thông báo) cùng địa điểm thanh toán và phải nêu rõ rằng trong trường hợp không thanh toán đúng yêu cầu, số cổ phần chưa thanh toán hết đó sẽ bị thu hồi.
3. Hội đồng quản trị có quyền thu hồi các cổ phần chưa thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong trường hợp các yêu cầu trong thông báo nêu trên không được thực hiện.
4. Cổ phần bị thu hồi được coi là các cổ phần được quyền chào bán. Hội đồng quản trị có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bán, tái phân phối hoặc giải quyết cho người đã sở hữu cổ phần bị thu hồi hoặc các đối tượng khác theo những điều kiện và cách thức mà Hội đồng quản trị thấy là phù hợp.
5. Cổ đông nắm giữ cổ phần bị thu hồi phải từ bỏ tư cách cổ đông đối với những cổ phần đó, nhưng vẫn phải thanh toán tất cả các khoản tiền có liên quan cộng với tiền lãi (tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VNĐ tại ngân hàng mà Công ty mở tài khoản) vào thời điểm thu hồi theo quyết định của Hội đồng quản trị kể từ ngày thu hồi cho đến ngày thực hiện thanh toán. Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định việc cưỡng chế thanh toán toàn bộ giá trị cổ phiếu vào thời điểm thu hồi hoặc có thể miễn giảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đó.
6. Thông báo thu hồi sẽ được gửi đến người nắm giữ cổ phần bị thu hồi trước thời điểm thu hồi. Việc thu hồi vẫn có hiệu lực kể cả trong trường hợp có sai sót hoặc bất cẩn trong việc gửi thông báo.
Chương III:
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ VÀ KIỂM SOÁT
Điều 10. Cơ cấu tổ chức, quản trị và kiểm soát của Công ty
1. Cơ cấu tổ chức, quản lý, quản trị và kiểm soát của Công ty bao gồm:
a) Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền quyết định cao nhất của Công ty;
b) Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;
c) Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
d) Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;
2. Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh và văn phòng đại diện của Công ty được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị đó do HĐQT Công ty ban hành.
Mục 1:
CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Điều 11. Quyền của cổ đông
1. Cổ đông là người chủ sở hữu Công ty, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổ phần và loại cổ phần mà họ sở hữu. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
2. Người nắm giữ cổ phần phổ thông có các quyền sau:
a) Tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp tại Đại hội đồng cổ đông hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa, gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử. Cổ đông có thể tham dự và biểu quyết quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác. Cổ đông gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo, fax, thư điện tử đến Hội đồng quản trị chậm nhất một (01) ngày trước khi khai mạc cuộc họp. Trong trường hợp gửi thư đảm bảo, Trưởng ban kiểm phiếu của Đại hội đồng cổ đông có quyền mở phiếu biểu quyết của cổ đông đó tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức tương ứng theo số cổ phần sở hữu tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty và theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Tự do chuyển nhượng cổ phiếu đã được thanh toán đầy đủ theo quy định của Điều lệ này và pháp luật hiện hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 8.3 Điều lệ này;
d) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông mà họ sở hữu, Trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông quyết định bán cổ phần cho các cổ đông mới; trong trường hợp Công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông cho tất cả cổ đông phổ thông và được chuyển quyền ưu tiên mua số cổ phần phổ thông đó cho người khác;
e) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin liên quan đến cổ đông trong Danh sách cổ đông đủ tư cách tham gia Đại hội đồng cổ đông và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
f) Xem xét, tra cứu trích lục hoặc sao chụp Điều lệ Công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
g) Trường hợp Công ty bị giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại của Công ty tương ứng với số cổ phần góp vốn vào Công ty sau khi Công ty đã thanh toán cho chủ nợ và các cổ đông nắm giữ loại cổ phần khác của Công ty theo quy định của pháp luật; tỷ lệ cổ phần sở hữu, nhưng chỉ sau khi Công ty đã thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ và sau các cổ đông ưu đãi;
h) Yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của họ trong các trường hợp quy định trong Điều 129 Luật Doanh nghiệp;
i) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và pháp luật.
3. Cổ đông hoặc một nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% (Năm phần trăm) cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục từ 06 (Sáu) tháng trở lên, có các quyền sau:
a) Đề cử các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát theo quy định tương ứng tại các điều 24.5 và 32.5;
b) Yêu cầu HĐQT thực hiện việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo các quy định tại khoản 3 Điều 114 và Điều 136 Luật Doanh nghiệp.
c) Kiểm tra và nhận bản sao hoặc bản trích dẫn danh sách các cổ đông có quyền tham dự và bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông;
d) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
e) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của Công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
f) Cổ đông có thể ủy quyền cho thành viên HĐQT làm đại diện cho mình tại Đại hội đồng cổ đông;
g) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ này.
4. Quyền của cổ đông nắm giữ cổ phần
Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần thiết bị điện Cẩm Phả có tiền thân là Xưởng điện Cẩm Phả. Với lịch sử gần 60 năm, VEE đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử đáng nhớ: